Tuổi thơ và con đường đến với kinh doanh của Thạc Sĩ Nguyễn Hoài Thương

Hoài Thương tốt nghiệp Thạc sĩ sinh học tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, đồng thời Thương cũng là CEO đại diện hình ảnh và là chuyên gia tư vấn hệ thống sản phẩm khoa học BIOLAB. Để có được vị trí ngày hôm nay Thương đã phải rất nỗ lực, cố gắng vượt qua rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tự hào là con gái của liệt sĩ quân đội nhân dân Việt Nam , động lực từ những hy sinh của mẹ một minh tần tảo nuôi dậy Thương khôn lớn.

 

Ảnh : Lễ bảo vệ luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành CÔNG NGHỆ SINH HỌC tại Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Những người thầy và đồng nghiệp trân quý của Hoài Thương

Tuổi thơ của Hoài Thương

Thương nghĩ rằng, tuổi thơ là quãng thời gian tuyệt vời và vô cùng quan trọng trong đời người. Tuổi thơ giúp ta rèn luyện, xây dựng nên tính cách và cá tính riêng mỗi người.

Thương là con gái của Liệt sĩ đặc công,khi sinh ra bố đã không còn nữa. Bố là một người lính đặc công mọi điều Thương được nghe về bố là qua những lời kể của mẹ và bà nội. Bố là một người đàn ông tuyệt vời. Không có bố bên cạnh, không được sinh ra trong một gia đình trọn vẹn như bao đứa trẻ khác nhưng Thương vẫn luôn hạnh phúc vì có luôn có mẹ đồng hành ở bên.

Hoài Thương tại nghĩa trang liệt sĩ phường Thọ Xương – Thành phố Bắc Giang

Bé Hà An tại nơi an nghỉ của ông ngoại – Nghĩa trang Liệt sĩ phường Thọ Xương – TP Bắc Giang

Từ nhỏ, cuộc sống của Thương đã vô cùng khác biệt so với những đứa trẻ khác. Nhà làm nông nên việc gì cần làm Thương đều biết. Thương và mẹ cùng nhau chăn gà, nuôi lợn, trồng hoa màu hay cấy lúa. Việc gì Thương cũng học mong muốn có thể giúp mẹ đỡ đi phần nào vất vả.

Từ những ngày còn bé cho tới khi vào lớp 1, Thương luôn tự mình nấu ăn, chuẩn bị đồ dùng đi học vì mẹ phải đi làm cả ngày. Trong suốt quãng thời gian đi học cấp 1, quãng đường đi học 3 km từ nhà đến trường là người bạn đồng hành cùng Thương trong mỗi ngày. Thương cũng không đòi hỏi mẹ phải chăm sóc đưa đón và mua cho mình những thứ không cần thiết như các bạn cùng trang lứa vì Thương hiểu mẹ đã rất vất vả để nuôi Thương đến hiện tại.

Thương còn nhớ, gia đình Thương khi đó vô cùng nghèo và khó khăn, trong nhà chỉ có duy nhất 1 hòm đựng thóc, và ban thờ bố. Thời tiết rất khắc nghiệt, hè nóng đông lạnh. Mùa hè mưa rất nhiều, căn nhà nhỏ của hai mẹ con có khi bị gió bão thổi bay cả nóc. Đôi khi đang đêm nằm ngủ, nước mưa dột vào tận đầu giường . Mỗi một mùa đông trôi qua cũng chẳng được dễ dàng. Mùa đông ở miền bắc lạnh vô cùng, cái lạnh thấm vào da thịt. Ở nhà của Thương khi ấy áo ấm không đủ mặc, chăn ấm không đủ đắp. Có lẽ cũng vì như thế mà ngày bé Thương rất sợ mùa đông về.

Từ hồi lên cấp 2, Thương lớn và cũng hiểu biết nhiều hơn. Lên cấp 2 Thương  chuyển qua học trên thị xã, nhìn bạn bè xung quanh mình bạn nào cũng được bố mẹ chiều chuộng, mua cho quần áo đẹp, xe xinh đến trường. Nhìn lại bản thân mình đi học đi bằng chiếc xe thồ của mẹ hay đi chợ, quần áo chỉ có đồng phục, sáng mặc đi học tối về giặt ngay để sáng mai có quần áo mặc. Lên cấp 2 đi học xa hơn nhưng Thương cũng chưa bao giờ biết ăn sáng ở ngoài như thế nào. Nhà hai mẹ con còn nhiều khó khăn, sáng dậy hoặc là nấu cơm hoặc là tự mình rang cơm nguội từ hôm trước ăn chứ Thương  chưa bao giờ xin mẹ phải cho ăn bát cháo, cái bánh mì… như bạn bè xung quanh.

Đến cuối năm cấp 2, anh em họ hàng của Thương bắt đầu nghỉ học ở nhà đi làm công ty chứ không học lên tiếp. Thương  sợ không được đi học nữa nên càng cố gắng mày mò tự học thật giỏi, học xong về lại phụ mẹ làm việc nhà, việc đồng. Càng học đến cuối cấp, càng nhiều người nói Thương không nên đi học tiếp. Khi đó mọi người đều nghĩ, con gái không nên đi học nhiều, nghỉ ở nhà học cái nghề gì đó hay buôn bán vài năm xong lấy chồng là được. Lúc ấy Thương  chỉ nghĩ, mình nhất định phải đi học, chỉ có học mới có thể giúp mình đi lên, vượt qua khó khăn. Thương đã thuyết phục mẹ rất lâu để được tiếp tục học. May sao, dù gia cảnh khó khăn, mẹ cố gắng vẫn cho Thương tiếp tục đi học lên cao, cho Thương theo đuổi đam mê của mình. Thương thấy may mắn vì mình kiên định cũng may mắn vì mình có một người mẹ tuyệt vời.

Tuổi thơ của Thương  là quãng thời gian cố gắng hết sức mình vượt qua những khó khăn trong cuộc sống cùng với mẹ. Thương cố gắng tự lập trong cuộc sống, tự mày mò trong học tập và cố gắng làm việc giúp đỡ mẹ, giúp mẹ đỡ phần nào mệt mỏi, vất vả trong cuộc sống. Tuổi thơ của Thương lớn lên trong khó khăn thiếu thốn nhưng với mình là quãng thời gian hạnh phúc, nhiều kỷ niệm , khoảng thời gian hai mẹ con gắn bó đùm bọc nhau.

Con đường đến với đam mê Sinh học của Hoài Thương

Từ nhỏ, Thương đã có sự yêu thích vô cùng lớn đối với thiên nhiên, cây cỏ, khoa học và sinh học. Thương yêu thích sinh học vì vậy môn sinh học điểm của Thương  rất tốt và thường xuyên đi thi học sinh giỏi môn Sinh từ cấp 2 đến cấp 3. Chính vì vậy Thương chọn ngành học là khối B và chọn ngành công nghệ sinh học với mong muốn có thể thực hiện ước mơ của mình. Rất nhiều người nói với Thương con gái học ngành sinh học sau này ra trường không xin được việc làm, muốn có việc làm thì phải là con ông cháu cha có nhiều tiền thì mới có thể xin vào làm tại các viện khoa học. Nghe những gì mọi người nói, một phần khiến Thương áp lực, lo lắng  cho tương lai của mình nhưng cũng chính lo lắng, áp lực như vậy lại càng giúp Thương có động lực tiến lên phía trước.

Áp lực càng lớn, động lực càng nhiều. Chính những lời nói không ủng hộ đối với Thương lại là động lực để tôi tiến bước đến lên phía trước. Thương học song song hai văn bằng ngoại ngữ hệ chính quy và ngành sinh với ngành ngôn ngữ anh với mong muốn khi ra trường Thương có được nhiều lợi thế hơn khi đi xin việc.

Tốt nghiệp kỹ sư khoa Công nghệ sinh học, khi ấy Thương còn là một cô sinh viên nhỏ, bình thường như bao nhiêu nữ sinh viên khác. Vừa mới tốt nghiệp, với bao nỗi lo toan: Mình có thể tự xin được công việc đúng chuyên ngành không? Mình có thể vào được trong các Viện nghiên cứu hay không vì đặc thù ngành xin việc rất khó? Có thể học tiếp lên cao hơn hay không? Có thể làm công việc đúng chuyên ngành mình yêu thích và đã được học không?

Khi là sinh viên năm nhất, vì lo lắng cho tương lai sau này của bản thân, Thương đã cố gắng học hai văn bằng cùng lúc, một văn bằng sinh học một văn bằng ngoại ngữ để phục vụ cho việc đọc tài liệu nước ngoài và tăng cơ hội xin việc làm. Khi tốt nghiệp, Thương có được hai văn bằng hệ chính quy. Khi ra trường có thêm được lợi thế hơn so với những sinh viên cùng khóa khác.

Ra trường với 2 tấm bằng đại học trong tay Thương tự tin khi xin ứng tuyển vào viện Hàn Lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam. Sau khi hoàn thành xuất sắc bài báo cáo về Sâm Ngọc Linh panax ginseng ứng dụng nuôi cấy rễ tơ để tạo sinh khối sản xuất dược phẩm. Thương chính thức làm việc tại viện Hàn Lâm khoa học vào năm 2013.

Con đường trong kinh doanh của Thương

Thạc sĩ Hoài Thương trong phòng thí nghiệm của Viện

Thương  chính thức làm việc tại viện Hàn Lâm khoa học vào năm 2013. Tại đây,Thương có cơ hội tiếp xúc với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Thương  được tiếp tục thực hiện tình yêu và đam mê của bản thân với thiên nhiên, sinh học, hóa học và dược liệu. Thương  đã được tiếp xúc với hàng trăm sản phẩm về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Những nghiên cứu và những sản phẩm vô cùng tuyệt với cho sức khỏe. Tại viện Thương được tham gia nhiều chương trình hội thảo triển lãm được tiếp xúc với hàng ngàn sản phẩm khoa học quốc gia và những kiến thức chuyên ngành từ các chuyên gia nước ngoài. và càng tiếp xúc nhiều Thương  càng hiểu, càng yêu những sản phẩm khoa học chăm sóc sức khoẻ của các nhà khoa học. Thương mang những sản phẩm này tới giới thiệu cho người nhà, cho bạn bè xung quanh mình và nhận lại được những phản hồi vô cùng tốt đối với những sản phẩm khoa học.

Quyết tâm kinh doanh sản phẩm khoa học của Thương lớn nhất sau khi Thương  sinh bé Sam Sam. Sau khi sinh bé Sam Thương hiểu rõ hơn về sức khỏe sinh sản và sau sinh sản của phụ nữ cùng sức khỏe gia đình. Và tình trạng hàng giả hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường gây nguy hại tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Thương quyết định phát triển hệ thống sản phẩm khoa học BIOLAB mang những sản phẩm thật nhất giá trị nhất đến tận tay người tiêu dùng.

Quyết định kinh doanh, lên kế hoạch và ý tưởng tiếp cận lan toả hình ảnh và giá trị sản phẩm mang lai. Thương đăng tải những sản phẩm khoa học lên trên trang facebook cá nhân của mình. Sau khi khách hàng sử dụng những sản phẩm chăm sóc sức khỏe đã cho Thương  những phản hồi vô cùng tuyệt vời. Đây cũng là tiền đề và động lực để Thương phát triển hệ thống kinh doanh BIOLAB. trên cả nước để mang thật nhiều sản phẩm đến với nhiều gia đình hơn nữa.

Đoàn thể công ty BIOLAB  tại Viện khoa học.

Năm 2018, Thương  được cố vấn và được sự ủng hộ của các thầy cô đồng nghiệp và bạn bè động viên đứng sau hậu thuẫn nên Thương cùng các công sự là các nhà khoa học thành lập nên Dược BIOLAB bằng niềm tin, niềm hi vọng và khát khao mang thật nhiều những sản phẩm khoa học chất lượng tới công đồng. Cho đến ngày hôm nay hệ thống kinh doanh đa kênh online và offline củaBIOLAB đã ngày càng phát triển, vững mạnh mà mở rộng trên toàn quốc.

Hệ thống đối tác trên toàn quốc của Dược Biolab
Ảnh: Chủ tịch quốc hội Vương Đình Huệ thăm quan hệ thống sản phẩm khoa học Dược BIOLAB
HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Thạc sĩ Hoài Thương và Dược Biolab cùng đoàn thanh niên sinh viên trường Đại học Hà Nội

BIOLAB hướng đến trở thành đơn vị đi đầu trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm chăm sóc sức khỏe được ứng dụng sản xuất từ các đề tài nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu trên Việt Nam. Hiện tại các sản phẩm khoa học của BIOLAB đã được nhiều nhiều tỉnh thành trên cả nước biết đến và ngày càng phát triển, được người tiêu dùng trên cả nước tin tưởng và đón nhận.

THÀNH CÔNG LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH CHỨ KHÔNG PHẢI ĐIỂM ĐẾN 

 

Gọi điện thoại
096 337 9938
Chat Zalo